· 

日本人の野球の応援の仕方を知っていますか

日本人の野球の応援の仕方を知っていますか。

 

 今年も野球の試合が始まった。日本で野球の応援をしている人の姿を見かける。一番人気のスポーツがサッカーである世界の国々に対し、日本では野球が一番人気だ。また、日本人の野球応援は他の国に絶対に負けない。

 

 最近、私がスタジアムへ行って野球の試合を見ました。それは広島東洋カープと北海道日本ハムファイターズの試合だった。私にとって忘れられない体験になったと思う。試合はマツダズームズームスタジアム広島で行われてたくさんの人が観戦しました。スタンドはファンの服の赤と応援の声が溢れていた。選手がフィールドに出るたびに、大きな拍手と応援歌で迎えられた。また、その拍手と応援歌が試合中でも止まらずに常に聞こえた。やはり、スポーツの試合には拍手や応援歌などは不可欠な要素で選手たちに力を与える。私の見た試合でホームチームの広島カープが負けた。しかし、ファンの応援は最後まで止まることはなく熱心に応援していた。日本人にとって野球チームに対する愛と信頼はいつも心に刻まれているのだ。だからホームチームが頑張っている姿を見るといつも応援してくれる。

 

 日本人の趣味の野球はスタジアムの試合に留まらず毎日の生活にも関わっている。また、スーパーやお土産の店などに野球チームに関する品物が不可欠だ。私の住んでいる広島には広島東洋カープのTシャツ、タオル、帽子からバッグ、財布にかけては主に赤でカープのロゴがつけられてたくさん販売される。それに、このような商品は高い値段で売られるからと言って各店にたくさんの売り上げを与えている。

このように野球に対する愛が世代から世代へ伝わっている。さらに、野球は多数の学校に必修科目とされている。多くの遊園地にも野球をするところがあるように作られる。

 

 ベトナムでは野球はあまり知られないがサッカーは大人気だ。カープや巨人などの日本の野球チームのように各サッカーチームに分かれて毎年試合が行われる。ただし、ベトナムのサッカーのファンはほぼ男性だ。一方で全国で応援活動が一番盛り上がるのは国の代表チームと外国のチームの試合だ。すなわち国際的な試合だ。このような時、老若男女にかかわりなくだれもスタジアムに行ったりテレビを見たりしていろんな仕方でチームを応援する。応援のユニフォームやリボンはもちろん、頰に国旗を書いてある人もいる。また、鼓と国旗も不可欠なものだ。その上、ベトナム人の勝利の盛り上がり方にも特色がある。その時、多くの人が道に出て一緒に歌ったり握手し合ったりする。ベトナム人の愛国心はこのような応援活動に現れると思う。

 国によってスポーツ応援の仕方が異なる。しかし、一つの大きな特徴がある。それは人と人の繋がり、愛国心の表現、住んでいるところに対する愛にあるわけだ。


Bạn có biết người Nhật cổ vũ thể thao như thế nào không? 

 

 Lại một mùa bóng chày nữa bắt đầu. Và trên đường phố Nhật Bản, bạn không khó để bắt gặp hình ảnh của những cổ động viên trong trang phục sặc sỡ đi cổ động.bóng chày. Khác với hầu hết các nước trên thế giới với môn thể thao vua là bóng đá, ở Nhật, bóng chày được ưa chuộng hơn hết. Và tình yêu bóng chày của người Nhật cũng không thua kém bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cả.

  Vừa rồi, mình đã có cơ hội được đi xem trực tiếp một trận đấu bóng chày giữa đội nhà Hiroshima Carp và đội Hokkaido. Đó thật sự là một trải nghiệm khó quên trong đời. Đấu bóng chày được tổ chức hầu hết các ngày trong tuần nhưng sân vận động Mazda Zoom Zoom với sức chứa gần 32000 người lúc nào cũng đầy ắp các cổ động viên. Không chỉ vậy, khán đài còn được nhuộm đỏ bằng màu áo của Carp cùng tiếng cổ động nồng nhiệt nữa. Cứ mỗi lần một cầu thủ ra sân, sân vận động như muốn vỡ tung với những tràn vỗ tay, theo sau là bài hát cổ động dành riêng cho cầu thủ đó. Những lúc đội nhà thoát khỏi một bàn thua hay suýt ghi được một bàn thắng, các cổ động viên cùng reo hò và vỗ tay nồng nhiệt. Những tràn pháo tay là thứ không thể thiếu trong trận đấu, và hẳn là nó đã tiếp thêm nhiều động lực cho các vận động viên. Trong trận bóng chày mình được xem trực tiếp đó, rất tiếc là đội nhà Carp đã để thua đội khách. Vậy nhưng, sự cổ động cho đến lúc kết thúc trận đấu vẫn không hề bớt cuồng nhiệt so với những phút đầu trận. Hòa mình cùng dòng người ra khỏi sân vận động, mình không thấy ai có một biểu hiện thất vọng hay bực tức gì cả. Đây cũng chính là một đức tính của người Nhật, luôn bình tĩnh và nhìn nhận lạc quan về mọi mặt. Đối với người Nhật, tình yêu và niềm tin đội bóng chày của họ là thứ cất sâu tận trong tim. Đội bóng của họ đã cố gắng hết sức, và họ sẽ tiếp tục đến cổ vũ hết mình hơn nữa.

 

 Tình yêu bóng chày không chỉ dừng lại trên sân vận động và nó còn len lỏi vào nếp sống của người Nhật. Ở các siêu thị hay cửa hàng đồ lưu niệm, sẽ thật thiếu sót nếu không trưng bày những sản phẩm có liên quan đến đội bóng chày, mà ở thành phố Hiroshima mình đang sống thì là Carp. Từ các dụng cụ cổ vũ bóng chày như áo, khăn, mũ, gậy cổ vũ, cho đến những món đồ dùng hàng ngày như đồng hồ, túi xách, ví,...đều được biến tấu với sắc đỏ quen thuộc và logo của Carp. Hơn nữa, các sản phẩm này luôn có giá thành rất cao nhưng cũng đem về doanh thu bán hàng rất lớn. 

 Cứ như vậy, tình yêu bóng chày của người Nhật cứ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và dĩ nhiên, môn bóng chày được đưa vào trường học gần như là một môn bắt buộc. Ở các sân vui chơi, hầu hết đều được thiết kế với một sân bóng chày để mọi người cùng nhau chơi.

 

 Ở Việt Nam, bóng chày không được biết đến nhiều mà thay vào đó là bóng đá. Cũng tương tự như các đội bóng chày Hiroshima, Osaka,... của Nhật, Việt Nam cũng chia thành các câu lạc bộ và có các giải đấu để xếp hạng. Người đến sân cổ vũ phần lớn là thanh niên, nam giới. Nhưng nói đến hoạt động cổ vũ sôi nổi nhất thì phải kể đến các giải đầu quốc tế mà đội tuyển quốc gia tham dự. Ở những giải đấu như vậy, người dân Việt Nam, không kể già trẻ gái trai sẽ cùng nhau đến khán đài, hay ngồi trước màn hình ti vi để cổ vũ cho đội nhà. Tại sân vận động, các cổ động viên cũng chuẩn bị cho mình trang phục cổ vũ sặc sỡ, đeo băng rôn lên trán và thỉnh thoảng còn vẽ cả lá cờ lên mặt. Người Việt Nam có những bài hát về đất nước mà ai cũng thuộc, và ở mỗi trận đấu, những bài hát lại vang lên trong tự hào. Ngoài ra, trống và cờ cũng là dụng cụ cổ vũ không thể thiếu. Hơn hết, không thể không kể đến cách ăn mừng chiến thắng của người Việt Nam. Những trận đấu quan trọng mà đội tuyển quốc gia thắng, mọi người lại đổ ra đường, cùng hát và reo hò, bắt tay nhau cho dù là những người xa lạ. Có thể nói rằng tình yêu bóng đá của người Việt Nam còn gắn liền với lòng yêu nước và nó thể hiện ở những trận đấu của đội tuyển.

 

 Nhật Bản, Việt Nam hay bất kì một quốc gia nào thế giới, mỗi nước đều có một cách cổ vũ thể thao riêng. Nhưng tất cả đều chung nhau ở một điểm. Đó là sự cổ vũ thể thao gắn kết giữa con người và con người với nhau, là biểu hiện của lòng yêu quê hương, yêu mảnh đất mà mình đang sống.